BỘ KINH ĐẠI NIẾT BÀN

Kinh Phật Không Chỉ Là Để Tụng Niệm Mà Còn Là Để Nghiên Cứu - Suy Ngẫm - Thấu Hiểu - Cảm Nhận - Suy Nghĩ Đúng - Hành Động Đúng - Tận Hưởng Bình An, Hạnh Phúc, Thành Công Chân Thật

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT 
ĐỂ BẠN ĐẠT TRẠNG THÁI KHÔNG CÒN KHỔ ĐAU NGAY TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI 

BƯỚC VÀO CON NGƯỜI THẬT
 BÊN TRONG BẠN

Khám phá Bình An Chân Thật Tồn Tại Trong Chính Con Người Bạn 
- Đọc Ngay Kinh Đại Bát Niết Bàn 

Kinh Đại Bát Niết Bàn đề cập đến hầu như tất cả những vấn đề liên quan đến sự tập luyện để đạt cuộc sống Bình An trọn vẹn ngay thời khắc hiện tại. 
“ Phật có dạy rằng: ‘ Vượt hơn cả chín bộ kinh có kinh điển Phương đẳng.’ Như ai có thể thấu hiểu được nghĩa này, thì nên biết rằng người ấy thấu hiểu kinh luật một cách đúng đắn, lìa xa tất cả những sự vật bất tịnh, [luôn] nhiệm mầu trong sáng như vầng trăng tròn. “ 
Chỉ cần thấu hiểu đúng ý nghĩa lời Phật dạy thì ngay thời khắc hiện tại bạn sẽ nhìn thấy được con người chân thiện mỹ ngay bên trong chính bạn bị che mờ bởi đám mây tham sân si, ganh đua, ích kỷ, nóng giận, ham thích thú vui cuộc sống, v.v… 
Khi tìm thấy chính bạn thật sự - con người thật không bị che lấp bởi các tính xấu thì bạn sẽ đạt được sự bình an ngay thời khắc hiện tại và mãi mãi về sâu. Đồng thời cách cư xử bằng con người thật bên trong bạn không có sự ganh ghét, hơn thua, sân si, ham thích phù phiếm sẽ dẫn bạn cùng những người thân đến Hạnh Phúc Hoàn Mỹ - Thành Công Trong Cuộc Sống Trọn Vẹn. 

ĐẠT ĐƯỢC NGAY SỰ THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC
 TRỌN VẸN KHI ỨNG DỤNG ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY
VÀO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Không Phân Biệt Quyền Quý Hay Thấp Bé, Tài Giỏi Hay Kém Cỏi Bạn Chắc Chắn Xứng Đáng Được Hạnh Phúc Và Thành Công Thật Sự Ngay Trong Cuộc Sống Này. Vì Bản Chất Mỗi Con Người Đều Có Tâm Phật – Tâm Không Bị Ô Nhiễm Bởi Tham Sân Si

Tâm Chân Thật Chỉ Cần Được Hiển Lộ - Tham Sân Si Không Còn Thì Bạn Sẽ Luôn Sống Đúng Luôn Sống Tốt Và Hạnh Phúc Thành Công Tự Nhiên Đến Với Bạn Vì Đó Là Một Lẽ Đương Nhiên Trong Quy Luật Nhân Quả Cuộc Sống. 

Bạn hãy thử ngồi xuống thư giãn 5 phút và tập trung suy nghĩ xem những đau khổ, phiền não, sự thất bại hiện tại của bạn có phải đều có sự tồn tại của sự Nóng Giận, Tham Lam, Si Mê ( Sự thiếu hiểu biết dẫn đến hành động sai hoặc bị người khác dẫn dụ làm sai vì thiếu thông tin dẫn tới góc nhìn sai lệch), Ganh Ghét, Ham Thích Nhất Thời ( Ham thích ái tình, tiền tài, danh vọng...)

Vậy nếu tất cả những tính xấu trên đều được chuyển hóa thành tính tốt và những tính xấu trên không còn tồn tại thì bạn sẽ không còn đau khổ, không còn phiền não, không còn thất bại, không còn mệt mỏi,.v.v… Vậy làm sao để không còn bị những tính cách xấu điều khiển để đạt được Thành Công Và Hạnh Phúc Trọn Vẹn ? => TẤT CẢ LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN SẼ GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ 

LỜI PHẬT DẠY PHÙ HỢP VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
TRÊN TOÀN NHÂN LOẠI

Ngày Phật Còn Tại Thế Không Bao Giờ Đối Xử Phân Biệt Với Bất Kể Ai, Bất Kể Tôn Giáo Nào, Bất Kể Người Thuộc Tần Lớp Nào Đức Phật Đểu Dùng Trọn Vẹn Lòng Từ Bi Đối Đãi Như Nhau. Vì Vậy Tất Cả Những Lời Phật Dạy( Được Lưu Truyền Gọi Là Kinh Phật), Tất Cả Lời Dạy Từ Đức Phật Đều Phù Hợp Với Tất Cả Mọi Người Trên Toàn Nhân Loại. 

Đây là một trong số rất ít bộ kinh có đối tượng thuyết giảng rộng rãi nhất, hướng đến một đối tượng thính chúng bao trùm từ cư sĩ cho đến tăng sĩ, từ các vị tỳ-kheo sơ học cho đến cả hàng Bồ Tát Thập địa… Xuất phát từ đối tượng thính chúng rộng rãi như thế nên có thể nói nội dung kinh này là quan trọng, thiết yếu và mang đến lợi ích trong sự tu tập cho tất cả những ai muốn học hỏi và hành trì theo đúng lời Phật dạy. 

3. Đối với những ai quan tâm tìm hiểu, học hỏi về Phật pháp hoặc muốn thực hành sự tu tập hướng đến giải thoát, kinh này chỉ bày giáo pháp một cách chi tiết và toàn diện, là giáo lý căn bản đáng tin cậy và hoàn chỉnh nhất vì đã được đức Phật thuyết dạy vào thời điểm cuối cùng ngay trước khi ngài nhập Niết-bàn. 

1. Đối với hàng cư sĩ tu tập tại gia, kinh này chỉ dạy cặn kẽ ý nghĩa rốt ráo của sự tu tập, những nguyên tắc chính phải noi theo trong sự tu tập, biết rõ những gì thuộc về Chánh pháp, những gì là tà thuyết không thể tin theo, tránh được sự lầm lạc, nhận biết được những bậc minh sư chân chánh để nương theo, nhờ đó có thể xây dựng một nếp sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn cho chính bản thân, gia đình ngay trong đời sống hiện tại. 

4. Đối với những người bình thường tại thế gian, những lời Phật để lại là sự chỉ dạy cặn kẽ ý nghĩa rốt ráo của việc rèn luyện sống tốt đẹp và những nguyên tắc chính phải noi theo trong con đường nhìn vào chính bản chất thật sự trong tâm chân thật của bản thân để đạt được Hạnh Phúc bền lâu thật sự thoát khỏi mọi khổ đau. 

2. Đối với các bậc xuất gia, kinh này là những di huấn cực kỳ quan trọng của đức Thế Tôn, giúp bảo vệ Tăng đoàn chống lại nguy cơ suy thoái do sự lẫn lộn của những phần tử giả danh tu hành, mượn lớp vỏ Đạo pháp để mưu cầu lợi dưỡng. Kinh này vạch ra con đường tu tập chân chánh mà bất cứ người xuất gia nào cũng phải noi theo, do đó giúp hành giả tin chắc vào quả vị giải thoát sẽ đạt được nếu hành trì đúng theo lời Phật dạy. 

Kinh Đại Bát Niết-bàn là một bộ kinh khá đồ sộ trong Hán tạng, không chỉ vì trọn bộ kinh này có nhiều quyển, mà còn vì toàn bộ kinh đề cập đến hầu như tất cả các vấn đề quan trọng trong sự tu tập của người Phật tử, từ lúc bắt đầu phát khởi tín tâm cho đến khi dấn bước trên con đường hành Bồ Tát đạo, được đức Như Lai ân cần chỉ dạy cặn kẽ ngay trước lúc nhập Niết-bàn. 
Trong lần xuất bản này, những người thực hiện đã nỗ lực hết sức để Pháp bảo này có thể đến được với tất cả Nhân Loại và trở thành một Cẩm Nang Quý Giá không thể thiếu được trong sự tu tập.  

BỘ KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
NƠI TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA TRONG LỜI DẠY ĐỨC PHẬT

Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ dẫn cho chúng sinh con đường tháo bỏ sự trói buộc của vô minh, phiền não, tham sân si, hầu vượt qua được dòng sinh tử luân hồi, đến được bến bờ giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. 

Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy thuộc vào bệnh của cơ thể mà người lương y cho thuốc đặc chế để chữa trị cho loại bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh cho chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. 

Kinh Đại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Đức Phật, trước khi Ngài nhập Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân và Phẩm Như Lai Tánh, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái “tôi” ô nhiễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si, bị ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai. 

Bộ kinh Đại Bát Niết Bàn được ngài nói khi sắp thị hiện Niết Bàn. Biết rằng Ngài không còn tại thế để hằng ngày giải đáp thắc mắc cho chúng sinh nữa, nên chư đệ tử đã hỏi và Ngài đã giảng gần như đủ loại vấn đề. Ngài còn dặn kỹ rằng vì phương tiện độ sanh, tùy theo thời điểm và tâm chúng sinh đương thời, nên đôi khi có những lời dạy Ngài phải giản lược, chưa đi tới được rốt ráo, cho nên có những kinh ngài gọi là kinh bất liễu nghĩa. Nay, lời cuối cùng, nơi Phẩm Tứ Y, ngài dặn lại rằng chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa, là kinh với mục tiêu tối hậu, nói về Giác Tánh của chúng sinh, về Trí tuệ bát nhã, chỉ cho chúng sinh con đường hội nhập lại bản thể thường hằng bất biến, giải thoát hoàn toàn. 

Bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn đề cập đến hầu như tất cả những vấn đề liên quan đến sự tu tập của người Phật tử, vì đây là những lời dặn dò, chỉ dạy cuối cùng của đức Như Lai ngay trước lúc nhập Niết Bàn. 

” Tuy vậy, nếu phân tích một cách đại lược
thì có thể thấy kinh này đề cập đến những nội dung chính như sau: “

  • Làm phát khởi đức tin sâu xa theo Đại thừa, giúp quý đọc giả xác định rõ con đường tu tập. 
  • Nói rõ về sự thường tồn của thể tánh Như Lai, chính là mục đích tối thượng của sự tu tập 
  • Sự cần thiết phải thể nhận năng lực giác ngộ hay tánh Phật của tất cả chúng sanh 
  • Mối tương quan cùng tồn tại trong mỗi chúng sanh phàm phu giữa năng lực giác ngộ tiềm tàng và nguy cơ sa đọa vì thiếu đức tin 
  •  Phân biệt rõ giữa những lời dạy chân chánh của đức Như Lai với những tà khuyết sai lầm. 
  • Nhận thức rõ ý nghĩa các phương tiện thuyết giáo quyền thừa nhằm mục đích dẫn dắt 
  • Thuyết giảng về cảnh giới giải thoát với các thuộc tính thường tồn, an vui, chân thật và thanh tịnh. 
  • Thuyết giảng về bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả 
  • Thuyết giảng về mối quan hệ giữa nghiệp nhân đã tạo và kết quả phải nhận lãnh 
  • Nhận thức rõ về ý nghĩa thật sự của dòng sinh tử tiếp nối không dừng trong Ba cõi 

GIÁ TRỊ KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
SẼ MANG ĐẾN LỢI ÍCH

CHÙA VÀ CÁC TĂNG NI 

CÚNG DƯỜNG

DÙNG ĐỂ 

phat-3-20191104043331
buddha-1279570_960_720-20191106022159

Khi Cúng Dường Bộ Kinh Bạn Sẽ Mở Rộng Tâm Hồn Chuyển Hóa Sự Ích Kỷ Đang Làm Bạn Khó Chịu Thành Sự Rộng Mở Từ Bi Đem Lại Cho Bạn Sự Thoải Mái Thật Sự Trong Thân Tâm. Đồng Thời Giúp Bạn Tạo Nên Ruộng Phước Điền Để Gieo Những Phước Đức Cho Chính Bạn Và Người Thân. 

HỌC TẬP MỖI NGÀY ĐỂ LUÔN ĐƯỢC BÌNH AN – HẠNH PHÚC THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG 

Nghiên cứu

DÙNG ĐỂ 

phat-3-20191104043331
chan-tam-20191106021413

Mỗi Một Lời Dạy Của Đức Phật Đều Đem Lại Sự Bình An Ngay Trong Thời Điểm Hiện Taị Cho Nhân Loại. Khi Bạn Hiểu Đúng Ý Nghĩa Lời Dạy, Bạn Sẽ Suy Nghĩ Đúng – Hành Động Đúng Thì Thành Công – Hạnh Phúc Sẽ Đến Như Một Lẽ Tự Nhiên.

và người thân
trong gia đình

cho cha mẹ

Món quà vô giá

phat-3-20191104043331
buddha-708276_960_720-20191106022158

Trở Thành Món Quà Tinh Thần Giá Trị Đem Đến Sự Vui Tươi Chân Thật, Sẻ Chia Sự Bình An Ngay Thời Điểm Hiện Tại Và Kéo Dài Về Mai Sau Cho Tất Cả Những Người Bạn Thương Yêu. 

THÔNG TIN VỀ DỊCH GIẢ

Editorial Reviews 
Bản dịch và chú giải hoàn chỉnh của bộ kinh này được xuất bản lần đầu tiên năm 2009. Từ đó đến nay chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước. Từ những thông tin phản hồi này, chúng tôi đã nghiêm túc tiếp nhận, nghiên cứu từng vấn đề được độc giả góp ý, cũng như tiếp tục khảo cứu sâu hơn nhiều vấn đề khác liên quan đến ý nghĩa kinh văn, nhằm giúp cho bản dịch càng thêm hoàn thiện, sáng tỏ hơn. Duyên lành đã đủ, nay kinh này được tái bản, quả là một tin vui cho người Phật tử. 

Bản in năm 2009 đã được độc giả khắp nơi nồng nhiệt đón nhận. Hơn 300 bộ kinh đã được gửi sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Australia… theo yêu cầu qua điện thư của Phật tử tại các nước này. Ngoài ra, hàng trăm bộ kinh cũng được thỉnh về các ngôi chùa lớn trong khắp nước. Dịch giả đã nhận được nhiều thư viết tay cũng như điện thoại, email… từ độc giả bày tỏ sự vui mừng về việc in ấn hoàn thành bộ kinh. Đầu năm 2013, Đài Truyền hình An Viên (AVG) thực hiện bộ phim phóng sự chuyên đề “Người dịch Kinh Phật”, giới thiệu với khán thính giả trên cả nước về công trình chuyển dịch kinh này, phát sóng lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 2 năm 2013 và phát lại nhiều lần sau đó. Tháng 9 năm 2013, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Vietnam Records Book Center) chính thức công bố bản Việt dịch này xác lập Kỷ lục Quốc gia. Hầu hết các website Phật giáo trên toàn thế giới cũng nhanh chóng phổ biến bản dịch này đến với Phật tử khắp nơi. Có thể nói, những tín hiệu tích cực từ người đọc cũng như giới truyền thông trong và ngoài nước đối với việc lưu hành bản kinh này là hết sức khả quan. 

TRANSLATOR 
Nguyễn Minh Tiến 
(bút danh Nguyên Minh) 

About the TRANSLATOR 
Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn (www.rongmotamhon.net) với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội – www.lienphathoi.org) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới. 

TÌM HIỂU KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana-sutta), gọi tắt là Kinh Niết Bàn, là một bài kinh tương đối ít được biết đến trong giới Phật tử, ít được giảng dậy và tụng niệm tại các chùa chiền.
Điều đó không khỏi làm chúng ta ngạc nhiên, bởi vì bài kinh này đứng một vị trí quan trọng, có thể nói là duy nhất, trong kho tàng kinh điển Phật giáo, vì một số lý do : thứ nhất, đó là một tài liệu lịch sử, xã hội quý báu về giai đoạn cuối đời đức Phật ; thứ nhì, kinh chứa đựng một cách cô đọng những điểm căn bản, chính yếu của giáo lý đạo Phật ; và thứ ba, kinh cho ta thấy sự chuyển biến từ một con đường giải thoát dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, tới một tín ngưỡng dân gian với sự sùng bái di tích của một đấng Thế Tôn.

Dịch giả:  Đoàn Trung Còn | Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải  |  Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn 

POWERED BY LIÊN PHẬT HỘI  (UNITED BUDDHIST FOUNDATION)

Design by: X-DMAIC DIGITAL